您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Saham, 21h20 ngày 6/2: Tự tin vượt lên
Ngoại Hạng Anh69687人已围观
简介 Pha lê - 05/02/2025 21:44 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 06/02/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
阅读更多Công cụ tìm kiếm ‘made in Vietnam’ bảo vệ thông tin cá nhân người dùng
Ngoại Hạng AnhWeoja là công cụ tìm kiếm made in Vietnam, đảm bảo tối đa thông tin cá nhân của người dùng Nhu cầu về một công cụ tìm kiếm riêng tư, không theo dõi người dùng
Theo tổng hợp của LinkedIn và trang thông tin chuyên về an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu CPO magazine, một trong những rủi ro phổ biến nhất khi tìm kiếm trên mạng Internet, các công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi và lập hồ sơ hoạt động trực tuyến của người dùng bằng cách sử dụng cookie hoặc các kỹ thuật khác. Những phương pháp này cho phép họ tạo hồ sơ chi tiết về sở thích, thói quen và hành vi của người dùng, từ đó họ có thể sử dụng để quảng cáo có mục tiêu, cá nhân hóa hoặc thậm chí thao túng. Ví dụ, các công cụ này có thể hiển thị quảng cáo dựa trên lịch sử tìm kiếm hoặc tác động bằng cách thay đổi thứ hạng, nội dung của kết quả.
Một rủi ro khác là dữ liệu công cụ tìm kiếm của người dùng có thể bị lộ cho các bên trái phép do vi phạm, rò rỉ hoặc hack dữ liệu. Điều này có thể xảy ra khi các công cụ tìm kiếm không bảo mật được cơ sở dữ liệu, máy chủ hoặc mạng của họ hoặc khi họ chia sẻ hoặc bán dữ liệu của người sử dụng cho bên thứ ba. Một ví dụ điển hình là năm 2006, truy vấn tìm kiếm của hơn 650.000 người dùng AOL đã bị lộ, trong đó có những thông tin nhạy cảm như tên, địa chỉ, tình trạng y tế và các vấn đề cá nhân.
“Nguy cơ lộ lọt thông tin và lừa đảo trực tuyến cũng như mã độc tấn công ngày càng gia tăng, mối lo ngại rủi ro khi sử dụng Internet và tìm kiếm thông tin ngày càng rõ nét. Vì thế, một công cụ tìm kiếm riêng tư, “không theo dõi” người dùng, nhưng vẫn có thể mang lại kết quả chất lượng cao là điều mà người dùng Internet ngày càng quan tâm”, ông Lê Bắc Nam - Nhà sáng lập công cụ tìm kiếm Weoja nhận định.
Weoja là công cụ tìm kiếm của doanh nghiệp Việt được nghiên cứu và phát triển trong suốt 6 năm và chuẩn bị ra mắt, cam kết đảm bảo tất cả những yêu cầu “riêng tư, không theo dõi, không quảng cáo” của người dùng. Nói về lý do ra mắt Weoja, ông Lê Bắc Nam - người sáng lập dự án Weoja cho biết: “Mặc dù đã có những công cụ tìm kiếm lớn, nhưng không phải ai cũng hài lòng với cách mà các công cụ này thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của họ, vì vậy Weoja đã ra đời”.
Weoja hướng tới nhóm người dùng mong muốn trải nghiệm tìm kiếm một cách tự do, an toàn và quan tâm đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin cá nhân. “Các công cụ tìm kiếm thường thu thập dữ liệu người dùng để cung cấp quảng cáo và cá nhân hoá. Trong khi đó, Weoja không quảng cáo, chúng tôi nhấn mạnh vào việc không thu thập thông tin cá nhân của người dùng”, ông Nam nói.
Kết quả tìm kiếm chất lượng nhờ thuật toán riêng
Trả lời câu hỏi về việc Weoja không theo dõi người dùng thì liệu có thể đưa ra những kết quả tìm kiếm chất lượng mà người dùng thực sự quan tâm, ông Nam cho biết, tuy Weoja không theo dõi người dùng, nhưng công ty đã xây dựng thành công một thuật toán tìm kiếm riêng biệt, gọi là WeoAlgorithm (Thuật toán Weo). Thuật toán này cung cấp kết quả tìm kiếm một cách chất lượng dựa trên thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu mà không cần theo dõi người dùng cá nhân.
Weoja có khả năng cung cấp kết quả tìm kiếm một cách chất lượng nhờ một thuật toán riêng biệt, gọi là WeoAlgorithm “Thay vì cố gắng tạo ra một sản phẩm tìm kiếm cho hàng chục triệu người dùng tại Việt Nam để cạnh tranh với các công cụ tìm kiếm hiện tại, chúng tôi muốn phát triển một công cụ do người dùng trải nghiệm tìm kiếm một cách chuyên sâu và sành sỏi, những người coi trọng kết quả tìm kiếm chất lượng cao, coi trọng quyền riêng tư, bỏ qua sự thiếu minh bạch trong sắp xếp thứ hạng kết quả và yêu thích trải nghiệm”, ông Nam nói.
Hơn hết, Weoja là công cụ tìm kiếm được thiết kế, lập trình, phát triển bộ lõi và sản xuất hoàn toàn bởi các kỹ sư Việt Nam. “Chúng tôi không đi theo mô hình kinh doanh của các công cụ tìm kiếm ở Việt Nam hiện hữu, không coi họ là đối thủ trong thị trường tìm kiếm thông tin. Quy mô, cách thức và phạm vi tiếp cận của chúng tôi hoàn toàn khác biệt”.
Thuật toán tìm kiếm riêng WeoAlgorithm giúp Weoja cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với người dùng. Kết quả tìm kiếm cũng được thu thập từ các nguồn đa dạng, giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn.
“Mô hình kinh doanh của Weoja không giống với các công cụ tìm kiếm khác. Điều này có nghĩa là chúng tôi không có nhu cầu và không cần phải thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Trên thực tế, dữ liệu duy nhất chúng tôi lưu trữ là địa chỉ email. Đó có thể là bất kỳ địa chỉ email nào, miễn là bạn có thể sử dụng nó để khôi phục tài khoản của mình, và nó không hề chứa bất kì thông tin cá nhân nào của bạn”, đại diện Weoja chia sẻ.
Doãn Phong
">...
阅读更多Hoa hậu Hải Dương là ai?
Ngoại Hạng AnhHoa hậu Hải Dương tên đầy đủ là Nguyễn Trần Hải Dương, sinh năm 1987 tại Khánh Hòa. Cô là cháu ruột của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Năm 2016, cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Áo dài tại Mỹ và đạt được danh hiệu cao nhất. Được biết đây chỉ là một cuộc thi được công ty của ông bầu Vũ Khắc Tiệp mang ra nước ngoài tổ chức. Mặc dù vậy, sau khi có danh hiệu hoa hậu, người đẹp đường hoàng bước vào làng giải trí và thường xuyên xuất hiện ở các sự kiện trong nước. ">
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Sharjah, 23h00 ngày 6/2: Tự tin trên sân nhà
- Thế giới tiền số 2023: Thanh trừng kẻ xấu, Bitcoin bật tăng
- Sốt rét 'nhập khẩu' từ Châu Phi được bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
- Mỹ kêu gọi EU ngừng sử dụng thiết bị giám sát của Trung Quốc
- Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Zira, 19h00 ngày 6/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Cuộc chiến không giới tuyến tập 38: Đoàn mạnh tay với Cương để ép bố vợ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Silkeborg IF vs IK Sirius, 18h00 ngày 5/2: Lần đầu chạm mặt
-
Việc Trung Quốc thúc đẩy ngành sản xuất bán dẫn khiến thế giới lo ngại về cuộc chiến phá giá trong tương lai. Theo công ty nghiên cứu xu hướng trong ngành công nghệ mới TrendForce, vào đầu năm 2024, Trung Quốc đã sở hữu hơn 50 nhà máy sản xuất vi mạch đang hoạt động.
Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ sản xuất các mẫu chip kém hiện đại, ở tiêu chuẩn 28nm trở xuống, nhưng các nhà máy với công nghệ tiên tiến hơn đang được triển khai xây dựng nhanh chóng.
Các doanh nghiệp bán dẫnTrung Quốc như SMIC, HuaHong, Nexchip, CXMT và Silan đang lập kế hoạch xây dựng thêm 10 nhà máy mới, trong khi 23 nhà máy khác đang trong quá trình xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới.
Theo TrendForce, Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 1.000 tỷ USD cho lĩnh vực công nghệ này, với tham vọng thiết lập lại thị trường bán dẫn toàn cầu.
Ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ vượt qua tất cả các quốc gia còn lại về số lượng doanh nghiệp sản xuất bán dẫn. Đồng thời, thị trường sản xuất bán dẫn ở Trung Quốc không chỉ phát triển theo chiều rộng, mà còn theo cả chiều sâu.
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Trung Quốc đang tìm mọi cách để tiếp cận và chuyển đổi sang các tiêu chuẩn công nghệ sản xuất chip 3nm và 5nm hiện đại nhất hiện nay.
Trung Quốc có nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác trong việc phát triển ngành sản xuất bán dẫn nội địa. Trước hết phải kể tới những lợi thế rõ ràng về công nghệ và tài chính, kể cả khả năng tự chủ hoàn toàn với nguồn cung nước ngoài.
Trung Quốc cũng đang sở hữu một nguồn nhân lực đông đảo, với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong các hệ thống giáo dục chuyên ngành.
Ngoài ra, Trung Quốc có năng lực chi phối thị trường bán dẫn, đặc biệt là thông qua công cụ nguồn tài nguyên đất hiếm, như đã diễn ra gần đây.
Đáng chú ý, Trung Quốc hiện đang tập trung phát triển các quy trình sản xuất chip trưởng thành, tức là sản phẩm được sản xuất trên các quy trình công nghệ đã được phát triển và hoàn thiện trong nhiều năm.
Các loại chip như vậy mặc dù không phù hợp để sử dụng cho các thiết bị điện tử tinh vi, nhưng lại phổ biến trong ngành sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng.
Thậm chí, ngay cả điện thoại thông minh cũng có nhiều linh kiện không cần tới công nghệ bán dẫn cao cấp hơn 5nm. Đây là một thị trường khổng lồ, với quy mô và nhu cầu chưa thể định lượng hết.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2023 - 2027, khoảng 70% nhà máy mới ở Trung Quốc sẽ sử dụng quy trình sản xuất chip trưởng thành lạc hậu hơn tiêu chuẩn 16nm.
Việc đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn và chip trưởng thành đã giúp Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Các loại chip trưởng thành phù hợp về mặt chi phí và hiệu suất, sẽ là lựa chọn hàng đầu của phần lớn các nhà sản xuất điện tử.
Tuy nhiên, các chuyên gia của TrendForce cảnh báo xu hướng này sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đến ngành bán dẫn trên toàn cầu. Với các ưu thế mạnh mẽ, Trung Quốc có thể sẽ thiết lập lại thị trường bán dẫn toàn cầu, thậm chí sẵn sàng hủy hoại các đối thủ cạnh tranh bằng cách bán phá giá - phương thức phổ biến của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay.
Nhiều nhà sản xuất lớn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó khăn về tài chính và sau đó là nguy cơ phá sản. Ngay chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn, buộc các công ty nhỏ phải bán mình cho những gã khổng lồ trong ngành vì không thể tồn tại trong cuộc chiến giá cả, tạo ra các doanh nghiệp thống trị khổng lồ với cơ chế độc quyền.
Tuy nhiên, các chuyên gia hiện chưa thể dự báo chính xác thời điểm xảy ra một cuộc chiến giá cả như vậy. Trung Quốc hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu chip từ nước ngoài. Bởi vậy, viễn cảnh mà các chuyên gia TrendForce lo ngại có thể sẽ chỉ xuất hiện sau khi Trung Quốc đã làm chủ được quy trình sản xuất hàng loạt chip tiêu chuẩn 3nm trở lên.
(theo OL)
Kỷ nguyên smartphone mang thương hiệu Nokia kết thúc
HMD Global, hãng phát triển và sản xuất điện thoại Nokia, đã tuyên bố ngừng phát hành smartphone mới mang thương hiệu Nokia, chính thức khép lại kỳ vọng tái hiện vinh quang trước đây." alt="Trung Quốc thúc đẩy ngành bán dẫn, thế giới lo sợ viễn cảnh ‘cuộc chiến phá giá’">Trung Quốc thúc đẩy ngành bán dẫn, thế giới lo sợ viễn cảnh ‘cuộc chiến phá giá’
-
Bệnh nhân 278 phải chuyển từ miền Tây lên TP.HCM điều trị do viêm phổi, suy hô hấp. Ảnh: V.E. Bệnh nhân 278 là một trong 17 bệnh nhân ghi nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 7/5. Tất cả đi chung trên chuyến bay từ Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất về Cần Thơ ngày 3/5, cách ly tập trung ở Bạc Liêu. 16 bệnh nhân còn lại tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang điều trị cho bệnh nhân nặng nhất hiện nay là phi công Anh, 43 tuổi. Qua 1 tháng bệnh nhân 91 tiên lượng nặng phải can thiệp ECMO, rối loạn đông máu, hai phổi đông đặc, mắc hội chứng bão cytokine, hệ miễn dịch phản ứng thái quá.
Bộ Y tế đã hội chẩn các bệnh viện đầu ngành tính đến phương án ghép phổi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh cảnh của phi công Anh còn nguy kịch và phụ thuộc nguồn phổi hiến phù hợp nên chưa thể tiến hành ghép. Dự kiến, bệnh nhân 91 sẽ chuyển sang BV Chợ Rẫy TP.HCM để điều trị.
Phan Nhơn
Hai phổi phi công Anh đông đặc, có nguy cơ thành ổ vi khuẩn
Hai phổi bệnh nhân 91 đã đông đặc, thở máy không còn hiệu quả, hiện phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Các chuyên gia đang tính đến phương án ghép phổi để cứu bệnh nhân.
" alt="Bệnh nhân 278 nhiễm Covid">Bệnh nhân 278 nhiễm Covid
-
SáchHiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà cho biết:“Cách đây khoảng 3 năm, mạng xã hội có rộ lên tranh cãi về việc nên bãi bỏ hay không lễ hội chém lợn tại Ném Thượng. Từ đó, tôi luôn tìm tòi về phong tục hiến sinh, có liên quan đến việc hiến tế máu động vật. Đầu năm 2024 trong dịp Tết âm lịch, tôi cảm thấy đã đủ độ chín trong nghiên cứu về hiến sinh ở Việt Nam nên đã quyết tâm viết sách Hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu về hiến tế người ở Việt Nam chỉ có thể dựa theo các hiện vật khảo cố học, sử sách ghi chép lại và các tàn dư của hiến tế người trong tín ngưỡng dân gian. Dù việc hiến tế người dã man đến nay gần như không còn nhưng vẫn có những tàn dư cho đến hôm nay và nhiều năm sau. Đây có lẽ là cuốn sách được hoàn thành nhanh nhất, chỉ trong 3 tháng, vì có lẽ tôi quá yêu thích nghiên cứu này. Cũng mong muốn rằng, qua nghiên cứu này của tôi, người đọc có thể có cái nhìn khác về tục lệ hiến tế người, chém lợn Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên”.
Tại sao người ta lại hiến tế người, động vật sống? Đó là bởi khi chưa có lửa, con người phải ăn tươi nuốt sống. Việc cúng tế thịt sống là theo truyền thống lưu giữ hàng nghìn, hàng vạn năm, nó là một cách để tưởng nhớ lại tiền nhân. Rất nhiều món được ăn sống phổ biến từ Âu sang Á, có một số món thịt bò, thịt ngựa được ăn sống ở châu Âu, người Nhật Bản hay ăn hải sản sống, một sô dân tộc đều có món tiết canh.
Trước khi có tôn giáo, con người phải có tín ngưỡng, đối với người tiền sử, tín ngưỡng của họ là sự tôn sùng thế giới tự nhiên, các vị thần gắn với thế giới tự nhiên: Trời, Đất, Sông, Núi, Cây, Rừng, Mưa, Gió, Sấm, Chớp... Khi xã hội con người phát triển hơn, xuất hiện nhà nước, mới xuất hiên tôn giáo, có tôn giáo đa thần và tôn giáo độc thần. Như vậy, việc cúng tế bằng động vật sống, máu sống, phù hợp với tín ngưỡng tôn sùng thế giới tự nhiên. Và trải qua hàng nghìn năm, truyền thống vẫn được lưu giữ đến ngày hôm nay.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc hiến sinh trâu, lợn có đầy đủ các hình thức trên, tùy phong tục từng địa phương, vùng miền.
Trong các hiến tế trước đây, người ta thường hiến tế Thủy Thần nhiều nhất. Khi khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đường bộ đi lại hạn chế thì việc đi lại đường thủy là chủ yếu. Mà không phải khúc sông, vùng biển nào cũng yên ả. Vì thế người ta cần hiến tế người cho Thủy Thần, thường là thức ăn, thỉnh thoảng thì để làm vợ thủy thần.
"Địa điểm hành lễ là đảo hòn Đỏ, đảo hòn Một và đảo hòn Nhan... Thời điểm thờ cúng, hành lễ là vào lúc mãn mùa cá (khoảng trung tuần tháng ba âm lịch)... Mục đích thờ cúng, hiến tế là để các ác thần không quấy nhiễu, không gây đau ốm, chết chóc cho ngư dân và phù hộ cho ngư dân đánh được nhiều tôm cá [...] Lễ tế được cử hành vào lúc ban đêm ở ghềnh đá ngoài đảo, nơi mà hàng ngày thả lưới đăng ở đó", (trích từ Lê Văn Kỳ. 2015. Văn hóa biển miền Trung Việt Nam.NXB Khoa học xã hội. Hà Nội).
Người ta quan niệm sau khi chết, vẫn có hồn trú ngụ ở thân thể người chết, trong xương người chết. Vì thế trong dân gian vẫn lưu truyền những sự kiện như sọ người chết có thể được thờ cúng để xin số đánh đề hoặc làm một số viêc tâm linh.
Sọ của một cô gái trẻ còn trinh, đã chết gọi là Thiên Linh Cái. Khi luyện Thiên Linh Cái thành công, pháp sư có thể sai bảo hồn cô gái đi thu thập tin tức hoặc làm một số việc tâm linh, thường là những việc xấu. Chính vì thế ở Việt Nam, đã có vụ án Thiên Linh Cái. Đây là một vụ giết phụ nữ hàng loạt để lấy sọ luyện bùa, xảy ra tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp vào cuối năm 1990. Hung thủ là một thầy bùa tên là Phạm Văn Tuấn (1957-2002). Khi bị bắt và khi ra pháp trường, y vẫn tự tin là thực hiện được phép độn thổ do có bùa Thiên Linh Cái. Phép thuật kì diệu đó đã không cứu được tên Tuấn khỏi viêc bị tử hình.
Hiến tế người được thực hiện ở gần như hầu hết nơi trên thế giới, trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhiều nền văn hóa cho thấy dấu vết của sự hiến tế người trong thời tiền sử trong thần thoại và các văn bản tôn giáo của họ nhưng gần như đã ngừng thực hành khi con người bắt đầu vào thời đại văn minh.
Luật pháp hiện nay coi hiến tế con người tương đương với tội giết người. Hầu hết tôn giáo lớn hiện nay đều lên án tập tục này.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng
" alt="Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế">Thiên linh cái và quan niệm về hiến tế
-
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Zira, 19h00 ngày 6/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
-
Là người hâm mộ văn hóa Ấn Độ và Tây Tạng, Robert Beer biên soạn tác phẩm Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng với niềm đam mê, kỹ lưỡng và cẩn thận của một học giả nghiên cứu, lại tự mình vẽ tất cả minh họa.
Tác giả cố gắng cấu trúc nội dung của cuốn sách này theo một tiến trình hợp lý, với hàng loạt tổ hợp đặc trưng của giáo lý Phật giáo bao gồm các biểu tượng, lễ vật và biểu tượng tốt lành, nhiều trong số đó được coi là môtíp biểu tượng đầu tiên của Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy.
Sách Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: Tuấn Bình.
Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng là người dịch cuốn sách. Ông cho biết: “Trong quá trình nghiên cứu các di sản Phật giáo Việt Nam, chúng tôi thấy rất nhiều biểu tượng Phật giáo có nguồn gốc Tây Tạng. Năm 2005, sau khi đi Tây Tạng, chúng tôi càng khẳng định điều đó. Nhưng lý giải của những người đi trước có vẻ không quan tâm đến điều này. Rồi chúng tôi có được hai cuốn sách của Robert Beer: Bách khoa thư về Motif và Biểu tượng Tây Tạngvà Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, nên sử dụng chúng để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc các biểu tượng có liên quan đến nghệ thuật Phật giáo Việt Nam".
Nổi bật trong cuốn sách là Tám biểu tượng tốt lànhtrong Phật giáo Tây Tạng, đây là nhóm biểu tượng Phật giáo được biết đến nhiều nhất. Ban đầu, tám biểu tượng tốt lành này tập hợp từ món lễ vật Ấn Độ được dâng lên vị vua khi đăng quang, và dường như chắc chắn có nguồn gốc từ thời tiền Phật giáo. Tám biểu tượng này bao gồm: 1) Cái lọng, 2) Đôi cá vàng, 3) Bình báu, 4) Hoa sen, 5) Con ốc xoắn, 6) Kết cát tường,7) Tán chiến thắng và 8) Pháp luân.
Trang sách in hình tám biểu tượng tốt lành của Phật giáo. Ảnh: Tuấn Bình.
Trong truyền thống Phật giáo, tám biểu tượng tốt lành tượng trưng cho những lễ vật do các vị thần Vệ Đà dâng lên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài đạt được giác ngộ.
Brahma là vị thần đầu tiên xuất hiện trước Đức Phật, và Ngài đã đưa ra một Pháp luân vàng ngàn cành (nan hoa bánh xe) như một biểu tượng yêu cầu Đức Phật huấn thị thông qua việc "chuyển pháp luân".
Vị thần bầu trời vĩ đại Indra (Đại thiên thần) xuất hiện tiếp theo, và Ngài đưa ra chiếc sừng vỏ ốc xà cừ trắng dũng mãnh của mình như một biểu tượng yêu cầu Đức Phật "công bố chân giáo pháp".
Trong các bức tranh Tây Tạng về sự giác ngộ của Đức Phật, các hình tượng Brahma bốn mặt màu vàng và Indra màu trắng quỳ và cầu khẩn trước đài sen (ngai vàng) của Đức Phật, nơi họ dâng hiến biểu tượng tương ứng pháp luân vàng và chiếc tù và trắng. Nữ thần đất Sthavara, người đã làm chứng cho sự giác ngộ của Đức Phật, đã tặng cho Đức Phật Thích Ca một chiếc bình vàng chứa đầy nước cam lồ trường sinh bất tử.
Trong Phật giáo Ấn Độ sơ kỳ, hình ảnh Đức Phật thể hiện dưới dạng tượng trưng (không trực tiếp) hoặc không mang tính biểu tượng, thường là một chiếc ngai trống dưới cái lọng và cây bồ đề, hoặc bằng một dấu chân thần thánh của Ngài in trên đá (bàn chân Phật). Trong dấu chân in hiển thị nhiều biểu tượng tốt lành khác nhau, như phù hiệu thần tính củaĐ ức Phật, chẳng hạn như phướn chiến thắng, ngai sư tử, cây đinh ba, Tam bảo, nút thắt vĩnh cửu (kết cát tường), chữ vạn, tù và và đôi con cá, nhưng phổ biến nhất của những phù hiệu này là hoa sen và pháp luân. Trong Phật giáo Kim Cương thừa sơ kì, tám biểu tượng tốt lành được phong thần thành tám nữ thần, được gọi là Astamangala Devi, mỗi người mang một trong những biểu tượng tốt lành.
Biểu tượng tốt lành thứ tám và nổi bật nhất là Pháp luân. Bánh xe là biểu tượng Mặt trời ban đầu của Ấn Độ về chủ quyền, bảo vệ và sáng tạo. Biểu tượng Mặt trời lần đầu tiên xuất hiện trên những con dấu bằng đất sét khai quật từ nền văn minh Harappan ở thung lũng Indus (khoảng 2.500 TCN). Bánh xe hay luân xa là thuộc tính chính của thần bảo tồn Vishnu, vị thần Sudarshana - luân xa sáu nan hoa rực lửa hay vòng quay đại diện cho hiện tượng luân xa (quay) của vũ trụ. Bánh xe tượng trưng cho sự chuyển động, liên tục và thay đổi, mãi mãi quay về phía trước giống quả cầu quay tròn của bầu trời.
Phật giáo đã sử dụng bánh xe làm biểu tượng chính cho “chuyển pháp luân”. Ba thành phần của bánh xe - trục, nan hoa và vành - tượng trưng cho ba khía cạnh của Phật thuyết về đạo đức, trí tuệ và định lực. Trục trung tâm tượng trưng cho kỷ luật đạo đức, tập trung và ổn định tâm trí. Các nan hoa sắc nhọn tượng trưng cho trí tuệ hay trí tuệ phân biệt cắt đứt vô minh. Vành tượng trưng cho sự tập trung thiền định, vừa bao trùm vừa tạo đà chuyển động của bánh xe. Một bánh xe có ngàn nan hoa tỏa ra như tia sáng Mặt trời tượng trưng cho ngàn hoạt động và giáo lý của chư Phật. Một bánh xe có tám nan hoa tượng trưng cho Bát Chính đạo của Đức Phật, và sự truyền bá những giáo lý này đến tám hướng.
Trong nghệ thuật Tây Tạng, tám biểu tượng tốt lành được mô tả riêng lẻ, theo cặp đôi, bốn hoặc nhóm tám biểu tượng kết hợp. Dạng thức của tám biểu tượng tốt lành là môtíp trang trí cho tất cả pháp khí thiêng liêng và thế tục của Phật giáo, như đồ gỗ nội thất chạm khắc, đồ kim loại trang trí, đồ gốm sứ, tấm treo tường, thảm và thổ cẩm lụa. Chúng cũng được vẽ trên mặt đất bằng cách rắc bột mì hoặc bột màu, để chào đón các chức sắc tôn giáo thăm viếng tu viện.
Tác giả “Văn minh vật chất người Việt” chia sẻ: “Trong bản dịch tiếng Việt, cố gắng đi theo lối văn uyển nhã, đầy lòng xác tín đó, và cũng cố gắng chuyển ngữ cho sát với tâm tưởng Phật giáo, mà chúng tôi hằng tâm niệm. May mắn thay, 12 năm sống trong một ngôi chùa, và cả hai có thời gian được du ngoạn trên Himalayas cho chúng tôi cái hạnh ngộ nội tâm ấy. Giồng như người hành hương trên các đỉnh núi Tây Tạng, đọc Kinh bằng tiếng Phạn và tiếng Tạng và nghe văng vẳng bên tai tiếng gió hú từ các ngọn núi cao đầy tuyết, hơn là chỉ đọc một cuốn sách.”
Bài viết của độc giả Nguyễn Tuấn Bình, được gửi từ email "[email protected]"
" alt="Phật giáo">Phật giáo